BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

1. Báo cáo quan tắc môi trường định kỳ là gì ?

– Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ thông qua các chỉ tiêu về tính chất vật lý và hóa học của thành phần mồi trường. Quá trình đo lường sẽ cung cấp các đánh giá cần thiết về những tác động và chuyển biến của môi trường ở từng khoảng thời gian khác nhau. Mục đích của việc thực hiện quan trắc môi trường nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.

– Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là (báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43). Là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục bảo vệ môi trường, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

– Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.

2. Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ

– Căn cứ Điều 54 Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Khoản 27 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gồm:

+) Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 39 Nghị định này;

+) Đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này;

+) Đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;

+) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP phải thực hiện quan trắc thành phần môi trường đã gây ra ô nhiễm. Thành phần môi trường, tần suất và thông số quan trắc được xác định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ (sau đây gọi chung là Kế hoạch), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để theo dõi, giám sát; trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ thì đồng thời gửi kế hoạch cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc lập kế hoạch căn cứ vào các nội dung sau:

+) Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc các hồ sơ tương đương hoặc chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, cơ sở, khu công nghiệp tại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc các văn bản xác nhận, điều chỉnh khác có liên quan;

+) Các loại chất thải phát sinh theo từng nguồn, điểm xả thải; thành phần môi trường phải quan trắc; tần suất và thông số quan trắc môi trường định kỳ.

– Tổ chức thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả quan trắc môi trường.

– Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

+) Theo dõi, giám sát việc quan trắc môi trường định kỳ của các đối tượng trên địa bàn; tổ chức kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết;

+) Khi cần thiết, trưng cầu đơn vị giám định độc lập có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để kiểm tra chéo mẫu chất thải do tổ chức dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện. Kết quả quan trắc môi trường của tổ chức giám định độc lập có giá trị pháp lý để thực hiện; kinh phí quan trắc sẽ do nhà nước chi trả từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp mẫu chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải sẽ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

+) Đánh giá kết quả quan trắc môi trường. Trường hợp kết quả quan trắc chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có văn bản nhắc nhở (lần đầu) và yêu cầu đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này rà soát lại quy trình vận hành, công trình bảo vệ môi trường để có kế hoạch điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp (nếu cần thiết), bảo đảm chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả, thải; trường hợp kết quả tự quan trắc tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

– Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội liên quan.

– Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ sở.

– Thực hiện việc lấy mẫu không khí nhà xưởng, nước thải, không khí xung quanh… sau đó đo đạc, đánh giá tác động của quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lên môi trường. Đây là bước lâu nhất của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

– Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý, giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện).

4. Trách nghiệm của tổ chức cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ

Điều 54 Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Khoản 27 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ như sau:

+ Lập Kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác nêu trong Kế hoạch của mình;

+ Đề xuất đơn vị có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện quan trắc môi trường định kỳ cho cơ sở, khu công nghiệp của mình;

+ Sử dụng kết quả quan trắc nước thải công nghiệp để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định;

+ Sử dụng kết quả quan trắc môi trường định kỳ để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về thực hiện quan trắc môi trường định kỳ quy định tại Điều này.

Với kinh nghiệm của mình, 4 TECH sẽ tư vấn báo cáo quan trắc môi trường định kỳ nhanh chóng, đơn giản và chính xác nhất. Nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thêm các hồ sơ về môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty 4 TECH qua Hotline: 0888.156.986 để được hỗ trợ dịch vụ miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo